Trẻ chậm mọc răng là tình trạng khiến không ít các bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng và không biết cách xử lý sao cho đúng. Bởi tình trạng này đôi khi gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, ngoài ra còn có thể để lại nhiều biến chứng răng miệng. Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng, mọc răng chậm có gây nguy hiểm cho bé và cách khắc phục thế nào? Để có câu trả lời, hãy đọc ngay bài viết dưới đây!
1. Tổng quan quá trình mọc răng bình thường của bé
Khi trẻ sơ sinh chào đời, các bé chưa có bất kỳ chiếc răng nào cho đến khi bé đạt 6 tháng tuổi, những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ bắt đầu mọc. Quá trình này sẽ tiếp tục cho đến tháng 12, trẻ sẽ có khoảng 6 chiếc răng và khi đủ 24 tháng tuổi, bộ răng sữa sẽ hoàn chỉnh với tổng cộng 20 chiếc bao gồm hàm trên và hàm dưới.
Tuy nhiên, cha mẹ cũng không cần quá lo lắng khi trẻ chậm mọc răng bởi thời gian mọc răng ở bé đôi khi có thể khác nhau tuỳ thuộc vào sự phát triển thế chất của từng bé. Chẳng hạn có một số bé mọc răng sớm, có thể có răng khi mới chỉ 4 – 5 tháng tuổi nhưng cũng có trường hợp trẻ chỉ bắt đầu mọc răng khi đạt 1 tuổi. Cụ thể, nếu quá trình mọc răng của bé diễn ra trong vòng 1 năm đầu đời thì đó vẫn được coi là phát triển bình thường.
Để rõ hơn, cha mẹ có thể tham khảo thời gian mọc răng của trẻ sẽ diễn ra như sau:
- 4 răng cửa giữa hàm trên và hàm dưới: từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 8.
- 4 răng cửa bên: Khoảng tháng thứ 7 đến tháng thứ 10
- 4 răng hàm đầu tiên: Khi trẻ đủ 12 tháng đến 16 tháng.
- 4 răng nanh: Khi trẻ đủ 14 tháng đến 16 tháng.
- 4 răng hàm thứ hai: Khi trẻ đủ 20 tháng đến 32tháng.
Ngoài ra, các mẹ cũng có thể tham khảo một số dấu hiệu phổ biến dưới đây để nhận biết khi nào trẻ mọc răng như:
- Chảy nước dãi: Quá trình mọc răng kích thích nước dãi chảy nhiều hơn bình thường.
- Nổi mẩn ở cằm: Nước dãi nhiều có thể tiếp xúc với da mặt, miệng và đôi khi là cả cổ, gây ra nổi mẩn.
- Thích nhai hoặc cắn đồ vật: Vì áp lực từ mầm răng khi bắt đầu mọc xuyên qua lợi gây khó chịu, trẻ có xu hướng muốn gặm bất cứ cái gì có trong tay.
2. Trẻ chậm mọc răng là tình trạng như thế nào?
Theo dõi quá trình mọc răng là một cách quan trọng để đánh giá sự phát triển bình thường của trẻ. Tốc độ mọc răng của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm chế độ dinh dưỡng hàng ngày và yếu tố di truyền. Nếu bé trên 12 tháng tuổi vẫn chưa mọc răng sữa, đó sẽ được coi là tình trạng chậm mọc răng. Theo đó, cha mẹ cần chú ý kỹ và đưa bé đi kiểm tra và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, tình trạng chậm mọc răng có thể ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của bé về chiều cao và cân nặng so với bạn bè cùng trang lứa. Những hiện tượng như khó ngủ và đổ mồ hôi vào buổi đêm khi đi ngủ có thể xuất hiện do thiếu hụt dinh dưỡng, khiến quá trình mọc răng chậm và gây ra hậu quả về sự phát triển của bé.
3. Tại sao trẻ mọc răng chậm? Các nguyên nhân cha mẹ nên biết
Do di truyền
Ngày nay, nhiều trẻ em đối mặt với tình trạng mọc răng chậm do các yếu tố di truyền gây ra, đây được xem là một trong những nguyên nhân khách quan phổ biến nhất. Nếu bố mẹ của bé từng bị mọc răng chậm, khả năng con cũng sẽ thể hiện tình trạng tương tự vì di truyền. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng về vấn đề này, bởi khi con được chăm sóc đúng cách và bổ sung dinh dưỡng khoa học, trẻ sẽ tiếp tục phát triển bình thường.
Do bị tổn thương bên ngoài hoặc bệnh truyền nhiễm ở trẻ
Nếu răng sữa của trẻ mọc không đều, có chiếc cao chiếc thấp, điều này phần nhiều thường do răng đã phải chịu những tác động mạnh từ bên ngoài, làm hỏng các dây chằng hỗ trợ răng. Hậu quả của nó là sự phát triển của hàm răng vĩnh viễn sau này có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bởi khi răng sửa của bé bị hỏng, gãy hoặc gặp tình trạng gì đó buộc phải nhổ trước khi nó tự rụng theo quy luật tự nhiên thì lợi sẽ tự động sản sinh một mô liên kết che lấp vào vị trí lỗ hổng đó. Đôi khi chính mô này sẽ tác động và ngăn cản sự thay răng của bé, trở thành một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng.
Trẻ chậm mọc răng do thiếu canxi
Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng tiếp theo đó chính là do thiếu canxi, gây ảnh hưởng đến sự phát triển các mầm răng. Tình trạng này rất dễ gặp phải ở những trẻ sử dụng sữa ngoài hoặc nhận sữa mẹ chất lượng kém. Ngoài ra, có một lý do khiến bé thiếu canxi nữa cũng có thể là do bé hấp thụ quá nhiều photpho, bởi có quá nhiều hoạt chất này cũng có thể sụt giảm sự hấp thụ canxi tự nhiên của bé.
Do thiếu hụt vitamin D
Đây là loại vitamin có tầm quan trọng trong quá trình hình thành phát triển của xương và răng. Thiếu hụt vitamin D trong cơ thể bé sẽ khiến cho canxi không được sử dụng để xây dựng cấu trúc xương cho răng, từ đó dẫn đến răng mọc chậm. Đặc biệt nhất là đối với trẻ sinh non, các bé thường gặp phải tình trạng này rất nhiều. Do đó phụ huynh cần tăng cường vitamin D cho trẻ giúp hỗ trợ cho quá trình mọc răng bằng cách bổ sung thực phẩm cần thiết cho bé trong bữa ăn hàng ngày như cá, nấm, trứng, sữa tươi nguyên kem,… Ngoài ra, các loại thực phẩm chức năng uống liền cũng là cách cung cấp vitamin D cho bé hiệu quả.
Do thiếu hụt K2-MK7
K2-MK7 là một loại vitamin K2 có nhiệm vụ vận chuyển canxi từ máu đến xương và răng, giúp xây dựng và duy trì khung răng chắc khỏe.. Do đó trong trường hợp nếu thiếu hụt K2-MK7, dù bé được cung cấp đầy đủ canxi và vitamin D thì hiệu quả quá trình này cũng chỉ đạt khoảng 30%. Đây chính là lý do dẫn đến việc trẻ chậm mọc răng. Vậy nên để đảm bảo hàm răng của bé phát triển khỏe mạnh, bố mẹ cần chú trọng bổ sung đủ cho các chất dinh dưỡng này trong chế độ ăn uống hoặc thực phẩm bổ sung.
4. Trẻ bị mọc răng chậm có gây nguy hiểm không?
Với những thông tin như trên, có thể thấy rằng việc trẻ chậm mọc răng có thể bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau như bẩm sinh, di truyền hay tác động của một yếu tố nào đó. Do đó, khi phát hiện tình trạng này, bố mẹ cần chú ý và không bỏ qua vấn đề này. Thay vào đó, hãy đưa bé đến các cơ sở y tế để kiểm tra và can thiệp kịp thời sớm nhất.
Bởi nếu để tình trạng mọc răng chậm kéo dài đôi khi sẽ gây ra nhiều biến chứng tiêu cực cho bé như:
- Hình dạng răng vĩnh viễn sẽ không đều đẹp.
- Răng vĩnh viễn mọc trước răng sữa sẽ làm bé có hai hàng răng đồng thời.
- Tình trạng này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý về răng miệng như viêm chân răng và sâu răng, và cả hai bệnh lý này có thể lây lan đến nhiều răng cùng một lúc.
5. Cách xử lý khi trẻ chậm mọc răng mà bố mẹ cần biết?
Khi trẻ gặp phải tình trạng chậm mọc răng, việc xác định nguyên nhân và áp dụng những giải pháp hợp lý là điều vô cùng quan trọng mà các bậc phụ huynh cần lưu ý. Dưới đây là một số cách giúp cải thiện tình trạng này trẻ chậm mọc răng mà cha mẹ nên biết:
- Điều chỉnh thói quen sinh hoạt lành mạnh cho bé: Đảm bảo bé có chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân đối với các loại sữa, sản phẩm từ sữa, thực phẩm giàu vitamin D, canxi và chất béo. Cung cấp đủ chất đường, tinh bột, đạm và chất béo qua thực đơn hàng ngày. Bổ sung hoa quả tươi hoặc nước ép vào khẩu phần ăn của bé.
- Đưa bé đến thăm khám nha khoa định kỳ: Nếu bé chậm mọc răng quá 12 tháng, hãy đưa bé đến bác sĩ nha khoa để kiểm tra và tìm hiểu nguyên nhân. Thăm khám tổng quát sẽ giúp phát hiện và giải quyết các vấn đề liên quan. Nên đưa bé đi thăm khám định kỳ 6 tháng một lần theo khuyến nghị của chuyên gia.
- Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng cho bé: Dù chưa mọc răng, vệ sinh khoang miệng cho bé là việc cần thiết. Sau khi bú hoặc ăn, sữa và thức ăn có thể đọng lại trong miệng và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại. Vì vậy, cha mẹ nên vệ sinh sạch sẽ khoang miệng của bé bằng các dụng cụ chuyên dụng và lau nhẹ nhàng bằng khăn thấm nước sạch. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho bé uống qua nước lọc nếu bé đã đủ tháng tuổi.
- Chú trọng dinh dưỡng hợp lý cho trẻ: Đảm bảo cung cấp đủ canxi, vitamin D và K2-MK7 cho bé. Nên lựa chọn canxi nano vì khả năng hấp thụ cao hơn 200 lần so với canxi thường. Đồng thời, xây dựng thói quen tắm nắng nhẹ vào buổi sáng cho bé từ lúc 1 tháng tuổi, với thời gian khoảng 15 – 30 phút, tránh để bé ở dưới ánh nắng quá lâu và quá gắt.
6. Welkids D3K2 – Bổ sung Vitamin D3, K2-MK7 trong dầu olive hữu cơ cho trẻ chậm mọc răng
Nếu bé chậm mọc răng do chưa được bổ sung đủ Vitamin D3 và K2-MK7, bố mẹ hãy tham khảo ngay Welkids D3K2 để nhanh chóng cải thiện tình trạng này cho con nhé.
Welkids chứa Vitamin D3K2 đầu tiên và duy nhất trong dầu olive hữu cơ. Nổi bật vượt trội với các sản phẩm Vitamin D3K2 khác trên thị trường nhờ nguồn nguyên liệu an toàn và uy tín từ các nhà sản xuất hàng đầu.
Chúng ta có thể điểm mặt một số ưu điểm nổi bật của sản phẩm như sau:
- Welkids chứa Vitamin K2-MK7 nhãn hiệu MenaQ7® từ J-Oil Mills Nhật Bản – Nhà sản xuất Vitamin K2-MK7 tự nhiên đầu tiên trên thế giới. Với 22 nghiên cứu lâm sàng, MenaQ7® là Vitamin K2-MK7 có nhiều chứng minh lâm sàng nhất và cũng là nhãn hiệu Vitamin K2-MK7 duy nhất có nghiên cứu trực tiếp trên trẻ nhỏ.
- Vitamin D3 sử dụng nhãn hiệu Quali-D® từ DSM – Nhà sản xuất Vitamin đầu tiên và lớn nhất thế giới với hơn 75 năm kinh nghiệm cung cấp Vitamin hiệu quả vượt trội.
- Welkids D3K2 là sản phẩm duy nhất sử dụng dầu olive hữu cơ làm tá dược hòa tan, trong khi các sản phẩm khác thường chỉ dùng dầu dừa, dầu chuỗi trung bình (MCT). Dầu olive chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn, Vitamin E, Vitamin K, sắt, calci, kali và các chất chống oxy hóa, chống viêm tốt cho sức khỏe.
- Đáng chú ý, nguồn dầu olive được Welkids D3K2 sử dụng đạt chứng nhận hữu cơ EU, đảm bảo an toàn và thân thiện cho trẻ sơ sinh.
Với các ưu điểm nổi bật trên, Vitamin Welkids D3K2 chắc chắn sẽ là lựa chọn tin cậy của cha mẹ dành cho bé để hỗ trợ sự phát triển, duy trì sức khỏe xương, hệ thống miễn dịch từ đó ngăn chặn tình trạng trẻ chậm mọc răng cho bé yêu của mình.
Lời kết
Trên đây là tổng hợp các thông tin cơ bản về tình trạng trẻ chậm mọc răng mà chúng tôi muốn gửi tới quý phụ huynh. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp nhiều kiến thức hữu ích giúp các bạn có thể chăm sóc trẻ mỗi ngày. Để nhận tư vấn chi tiết hơn về thành phần sản phẩm cũng như gợi ý chi tiết cách chọn Vitamin D3K2 cho bé phù hợp, vui lòng liên hệ trực tiếp theo hotline 08.65.56.08.08 để được các Dược sĩ hỗ trợ tốt nhất.
Tài liệu tham khảo:
Acomm(http://www.acomm.com.vn), C. (2023). Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng | Sở Y tế Nam Định. Retrieved 24 July 2023, from https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/nguyen-nhan-khien-tre-cham-moc-rang-1236